Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chăm sóc trẻ em

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty22/7/2011, 09:58

Cái này bà chị em có nhiều lắm. Em cũng thấy là... sắp đến lúc cần. :p Hihi. Em cứ thong thả post, các bác nào có gì hay thì chia sẻ vào đây với em nhé.

----------
Cách chăm sóc bé từ 3 tháng đến 1 tuổi

Ở giai đoạn này bé phát triển rất nhanh. Bé sẽ học ngồi, sau đó tập bò, tập đi và phát triển các kĩ năng vận động khác. Bé luôn quan sát, tìm hiểu về thế giới xung quanh cũng như cố gắng truyền đạt những vấn đề của mình cho người khác.

Sự tăng trưởng và phát triển

Ở 3 tháng tuổi, con bạn rất hay ngắm nhìn bạn và đáp lại tiếng của bạn. Bé rất thích nắm bắt những gì sôi động xung quanh mình. Khi bạn nói, bé sẽ chăm chú lắng nghe rồi bập bẹ theo.

Ở tháng thứ 6, bé biết phát âm những từ đơn giản như “ba ba” , “ma ma”…Hầu hết các bé có thể với tay tới các vật dụng, đồ chơi; biết phản đối, la lớn khi bạn lấy một thứ gì đó từ trong tay bé. Cũng vào tháng thứ 6 này, bé biết bò vượt qua được các chướng ngại vật trên đường.

Đối với một số bé, giữa tháng thứ 6 đến 1 tuổi có sự thay đổi về khối lượng và kích thước rất nhanh. Hơn nữa, bé ngồi ít mau mỏi hơn, ít chống tay ở tháng thứ 7. Sau đó bé bắt đầu tập bò, trườn đến chỗ mà bé muốn đến rồi dựa vào những vật xung quanh đẻ đứng lên và cố tập đi. Đôi khi các bé chỉ thích bò. Điều đó làm cho bé đau nhức một thời gian dẫn đến việc bé chậm biết đi.

Thời gian mà chiếc răng sữa đầu tiên mọc ở các bé thường không giống nhau. Bạn có thể phát hiện thấy khi bé nói hay chảy nước miếng.

Ở 1 tuổi, các bé có khả năng tự đi một mình, cầm ly uống nước và dùng muỗng ăn.

Vui chơi cũng ảnh hưởng ít nhiều tới bé. Hãy tập nói cho con của bạn, khởi đầu có thể là tên của chính bé và sau đó là những từ đại loại như ”mẹ” và “ba”. Một số bé sẽ có phản ứng với những câu nói đơn giản như “vâng” “dạ”.

Phải luôn kiểm tra sức khoẻ và sự phát triển đối với các bé từ bảy hay tám tháng tuổi. trong thời gian đó, bé cũng được kiểm tra về thính giác và điều quan trọng phải nhớ rằng sự phát triển ở mỗi bé đều khác nhau và nếu có thắc nắc gì quan trọng về con bạn thì hãy nói rõ điều đó với bác sĩ.
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty22/7/2011, 09:59

10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em

Một số trẻ chỉ có thể uống nước ngọt hoặc nước trái cây ép, dứt khoát từ chối sữa dù đây là nguồn Calci rất tốt cho sức khoẻ; đặc biệt là chiều cao của các cháu. Để sữa và các sản phẩm của sữa được trẻ chấp nhận thường xuyên hơn, có nhiều bí quyết để hấp dẫn các cháu.

Có nhiều cách để trẻ em hết sợ sữa.

- Bữa sáng: Cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn luôn có sữa tươi kèm theo. Nếu trẻ không ''chịu'' món sữa ''ngọt'' này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ nuốt có tàu hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu Calci.

- Đăng ký cho con vào danh sách uống sữa ở trường lớp.

- Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam mà trẻ thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều.

- Trời mưa lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn lạt hay mặn có tăng cường Calci.

- Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao...

- Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa.

- Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà ri thịt, đậu, khoai...

- Cho trẻ ăn pho-mát và sữa chua vào những bữa phụ.

- Giải khát: Cho uống nước cam, quýt.

- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, bông cải xanh giàu calci hơn các rau khác.

Quan trọng hơn cả là giải thích cho con bạn rằng nếu cháu muốn cao, khoẻ, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, phomát, kem làm từ sữa...

Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu nên uống 1/4 lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly. Nếu sợ các cháu béo vì sữa, có thể dùng sữa ''gầy''; trẻ đang tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, các cháu lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.

BS.Nguyễn Lân Đính, Bác sĩ gia đình
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty22/7/2011, 10:03

16 bí quyết bảo vệ thị lực cho trẻ

Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức có thể mắt bé đang bị tổn thương. Trong khi chờ được khám, nên dùng khăn lạnh đắp lên mắt trẻ khoảng 15 phút mỗi giờ.

6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ

1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800 mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.

2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.

3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong "giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.

4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).

5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.

6 cách phát triển thị lực cho trẻ

Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:

1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt.

2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.

3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.

Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt:

4. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi, gắn đồ vật vào bảng...

5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.

6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.

3 điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương

1. Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.

2. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.

3. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến trung tâm y tế ngay lập tức.

(Theo Doanh Nhân Sài Gòn cuối tuần)
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty22/7/2011, 10:05

4 sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ

Không nên ủ trẻ quá kín.

Nhiều người khi nấu ăn cho trẻ thường ninh quá lâu để lấy hết chất bổ. Thực ra, việc ninh quá nhừ sẽ làm kết tủa hết các chất dinh dưỡng trong thịt, xương. Vì vậy, khi chế biến cho trẻ, nên xay, giã thực phẩm thay vì hầm lâu. Đối với rau củ quả, cần nấu nhanh và ăn nóng để không mất vitamin C.

Một số sai lầm khác:

1. Cho trẻ ăn sam (ăn dặm, ăn bổ sung) từ quá sớm:

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nhiều gia đình cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ quan niệm truyền thống, cho rằng cho trẻ ăn thêm chất bột, chất gạo thì mới cứng cáp. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho trẻ mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Đó là chưa kể tình trạng mất vệ sinh, sai quy cách trong chế biến bột gạo, pha sữa bò ở nhiều gia đình. Điều này có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hóa khác.

Mặt khác, 40% năng lượng cho sự tăng trưởng của trẻ là lấy từ sữa mẹ. Việc cho trẻ ăn sam sớm (thường chất béo tụt xuống còn 1/2) sẽ làm thức ăn nghèo chất béo...

2. Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít:

Nhiều gia đình hiện nay cho trẻ ăn quá nhiều. Có nhà ninh cho một em bé vài tháng tuổi đến mấy lạng thịt/ngày, hoặc cả một con cua, con lươn to tướng. Số thực phẩm này vượt quá khả năng hấp thu của trẻ.

Trong khi đó, nhiều gia đình lại coi trẻ như một người lớn thu nhỏ, cho rằng người lớn ăn ba bát cơm mỗi bữa thì trẻ nhỏ cần ăn một bát. Trong khi trên thực tế, nhu cầu năng lượng/kg cân nặng của trẻ lớn hơn nhiều so với người lớn. Viện Dinh dưỡng đã có nhiều sách hướng dẫn: ở lứa tuổi nào thì trẻ cần bao nhiêu thịt, rau... mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo các hướng dẫn này để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

3. Bọc trẻ quá kín:

Về yếu tố tâm lý, người Việt Nam thường sợ trẻ bị gió máy, bị lạnh do khí hậu hay thay đổi. Tuy nhiên, việc bọc trẻ quá kín, không cho ra ngoài... chẳng những làm trẻ bức bối khó chịu mà còn dẫn đến bệnh còi xương do thiếu vitamin D - một chất được cơ thể tổng hợp dưới sự xúc tác của ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày, trẻ cần được tắm nắng trong 10-15 phút (tốt nhất là ánh nắng buổi sớm) để có thêm nguồn vitamin D, giúp hấp thu canxi và chống bệnh còi xương
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty22/7/2011, 10:07

5 sai lầm thường gặp khi cho trẻ ngủ

Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại.

Hầu hết các em bé sau 3-4 tháng tuổi đều có thể ngủ thẳng giấc suốt đêm nếu bố mẹ biết cách tạo điều kiện cho chúng. Sau đây là những sai lầm cần tránh để trẻ có giấc ngủ sâu và ngon giấc.

Lệ thuộc vào thói quen của trẻ

Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được.

Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác "xót con", cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.

Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ.

Đu đưa cho bé ngủ

Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường.

Đặt bé vào giường với một bình sữa

Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.

Lẫn lộn ngày và đêm

Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty22/7/2011, 10:10

Thôi, tạm thế đã. Em cũng thuộc tuýp ngại đọc, nên dù chỉ là copy & paste thôi mà cũng thấy ngại ghê gớm. Em chờ mọi người phản hồi. Mấy bữa rảnh e lại post hen. ^^
Về Đầu Trang Go down
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty23/7/2011, 10:25

Ây da, Mèo xiu tầm được nhiều bài độc nhể? Box này Mèo làm bá chủ rồi. queen
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty23/7/2011, 10:40

Hi, em cũng chỉ là copy thôi mà. Với lại, cũng cùng 1 công, chuẩn bị cho... tương lai. Wink
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty1/8/2011, 12:35

Bạn biết gì về tâm sinh lý của trẻ nhỏ?


Bé sợ hãi khi phải ở một mình.

Từ 2 tuổi trở lên, trẻ biết sợ. Bé thấy mình quá nhỏ bé so với không gian xung quanh nên sợ phải xa mẹ. Nỗi lo lắng này giống như cảm giác ra nước ngoài khi ngôn ngữ không biết, tiền cũng không mà người phiên dịch lại đi đâu mất.

Khoa học đã ghi nhận được những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ ngay từ khi còn là bào thai. Từ tháng thứ 7, cơ quan thính giác bắt đầu hoạt động. Thai sống với một nền âm thanh khoảng 90 dB trong bụng mẹ, quen với tiếng mẹ và bố ở ngoài. Thời gian này, cơ quan vị giác cũng hoàn chỉnh; thai nhi nhận biết được bốn vị cơ bản: ngọt, mặn, đắng, chua; nhất là ngọt. Cái bọc da bao quanh toàn thân bé cũng giúp bé tiếp nhận các cảm giác đu đưa, để 2 mẹ con làm quen với nhau bằng nhịp điệu. Như vậy, thai nhi ở trong một môi trường rất đặc biệt, có thể hiểu được bố mẹ bằng âm điệu.

Khi ra đời, môi trường bên ngoài hoàn toàn mới lạ với bé. Muốn tồn tại, trẻ phải thích nghi dần. Việc thích nghi nhiều hay ít phụ thuộc vào sự trưởng thành của hệ thần kinh.

Trong những tuần đầu, hệ thần kinh của trẻ chưa trưởng thành. Bé chưa có nhịp sáng tối, bị các yếu tố trong môi trường mới ức chế nên ngủ nhiều, không chịu được tiếng động quá mạnh, hay khóc. Cơ quan nhận cảm lúc này là môi, miệng. Bé có nhiều phản ứng sinh lý: mút tay, bỏ ăn, đái dầm, nôn trớ, ỉa đùn. Lúc này, bé chỉ bú mẹ, thể hiện mọi cảm giác thông qua động tác bú. Cuộc sống 2 mẹ con lúc này không thể tách rời nhau. Thông qua bú mút, mẹ con hiểu nhau, kiểu hiểu nhau tiền ngôn ngữ.

Trong 3 tháng đầu, trẻ ngủ nhiều, thường thức lúc 6 giờ sáng rồi lại ngủ sau khi được bú và chăm sóc. Đến 8 giờ sáng, trẻ thức, 10-12 giờ ngủ lại. Sau đó, trẻ thức rồi lại ngủ từ 2 đến 4 giờ chiều, đến 7 giờ tối lại ngủ. Nói tóm lại, trẻ chỉ ăn và ngủ. Thời gian này, trẻ sống dựa vào mẹ, thần kinh có thể chưa hoàn thiện. Nhưng về sau, số lần ngủ và thời lượng ngủ bớt đi, trẻ chơi nhiều hơn. Trẻ dần dần phân biệt được sáng tối. Tính tò mò phát triển dần, thời kỳ tìm hiểu thế giới bên ngoài bắt đầu. Trẻ chuyển từ chỗ được bế ẵm sang nằm nôi, cá tính hình thành, đủ tính chất của một con người và chuẩn bị tách khỏi mẹ.

Nhiều người cho rằng trẻ sống phụ thuộc vào mẹ cho đến trên 1 tuổi. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, em bé có tính độc lập sớm hơn. Vì thế, cần có lịch biểu ngủ sớm hơn cho trẻ. Sau 4 tháng, trẻ biết phân biệt ăn, ngủ, chơi, đêm, ngày và thấy ngày giờ hữu hạn hơn. Hãy đặt lịch ngủ lúc 6 tháng. Lúc đầu, trẻ có thể chống lại, nhưng 3 tháng sau, trẻ đáp ứng ngay. Dưới 4 tháng, trẻ dễ ngủ, bế đi đâu cũng được. Nhưng từ 4 đến 9 tháng, trẻ khó ngủ hơn trong môi trường đông và ồn. Do đó, trẻ dễ thiếu ngủ, dễ mệt mỏi hơn trước, và phải có lịch ngủ sớm.

Thường từ 1 tuổi trở lên, trẻ thôi bú, rời mẹ. Do thần kinh phát triển, trẻ muốn khám phá thế giới bên ngoài. Cơ quan vận động cũng bắt đầu phát triển, trẻ biết đi, hay quờ quạng, giãy đạp, chuyển từ cái mà ta gọi là giác-động (nhận biết sự vật bằng cảm giác và vận động chân tay) sang suy nghĩ. Giáo sư Nhi khoa Mahler gọi điều này là tình yêu thế giới bên ngoài, bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 10-15 tháng. Cũng vì thế mà ở thời kỳ này, tư tưởng trẻ phân tán, thêm khó ngủ, chỉ khi quá mệt trẻ mới chịu ngủ. Tổng lượng ngủ ngày và đêm của trẻ đều ít. Em bé chống lại giấc ngủ do quá say mê với những khám phá mới lạ. Vì vậy, người mẹ phải uốn nắm để con dễ ngủ.

Khoảng 1-2 tuổi trở lên, do giác quan phát triển, trẻ nhận thức được xã hội và vũ trụ xung quanh, thấy mình lớn và độc lập, muốn tách khỏi mẹ nhưng không xa mẹ. Trẻ biết đi, biết nghịch, muốn khám phá thế giới xung quanh. Người mẹ thấy con "vô kỷ luật" quá thì vừa mừng vừa lo con bị tai nạn, muốn đưa bé vào khuôn phép. Vì vậy, về tâm lý, mẹ con không dễ hiểu nhau.

Từ 2 tuổi trở lên, trẻ biết sợ. Thần kinh đã phát triển, cá tính đã hình thành, đã có những khám phá về thế giới xung quanh nên trẻ thấy mình quá nhỏ bé so với không gian mênh mông xung quanh. Đầu tiên, bé cảm thấy sợ hãi vô cớ, sau đó là sợ mất mẹ, xa mẹ, sợ không còn ai để nương tựa (khác với lúc 1 tuổi là hòa mình với mẹ). Nỗi lo sợ này chẳng khác gì cảm giác khi ra nước ngoài, ngôn ngữ không biết, tiền cũng không mà người phiên dịch lại đi đâu mất. Đây cũng là lúc trẻ được chuyển từ nôi sang giường. Nếu giường quá to, trống trải, yên lặng và tối, nỗi khiếp sợ càng tăng. Vì vậy, cha mẹ nên ở cùng con khi con còn thức, và đến ngay khi bé vừa tỉnh dậy. Xung quanh giường, tường nhà nên treo và bày nhiều thứ (đồ chơi, búp bê...) để tăng sự ấm cúng, giảm nỗi lo sợ tự nhiên của trẻ.
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty1/8/2011, 12:36

Hàm răng chắc khoẻ

Để đứa con yêu của bạn có một hàm răng trắng khoẻ, bạn cần chăm sóc những chiếc răng của bé từ khi mới nhú. Bên cạnh đó, bạn nên đưa trẻ đến nha sĩ thường xuyên.

Thức ăn, bánh kẹo... là những chất dễ tạo cho vi khuẩn hại răng bé nhất. Chỉ cần lơ là một chút thôi, hàm răng sữa của bé sẽ bị ăn mòn bởi những vi khuẩn ấy. Lâu ngày sinh ra các bệnh về rau như sâu răng, nha chu...
Khi đứa bé bú sữa hoặc uống sữa xong, bạn hãy cho bé uống vài thìa nước lọc. Lấy khăn gạc mỏng, thấm ướt để lau lưỡi và lợi của bé thật sạch. Cho bé uống vài thìa nước lọc sau khi lau.

Không cho bé ăn kẹo và uống nước ngọt có gas.

Sau khi cho bé ăn bánh ngọt, bột ngũ cốc, trái cây, tập cho bé súc miệng, sau đó đánh răng bằng loại kem dành riêng cho trẻ em. Nếu bé quá nhỏ, cho bé uống nước và làm quy trình lau răng như lúc uống sữa xong.
Kiểm tra răng bé mỗi ngày. Đứa bé đến nha sĩ để khám răng định kỳ 3 tháng/lần.

Với trẻ có thói quen ngậm cơm, cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn. Không để bé ngậm miếng cơm cuối cùng quá lâu vì điều này rất có hại cho răng.

(Theo TTGĐ)
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty1/8/2011, 12:38

Chăm sóc trẻ chậm nói

Nên trò chuyện thường xuyên với trẻ.

Trẻ 3 tuổi đã có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ; ông bà ta có câu: "Thỏ thẻ như trẻ lên ba". Nếu quá tuổi này mà trẻ chưa có khả năng trao đổi những điều thông thường nghĩa là đã bị chậm nói.

Trung bình trẻ 1 tuổi có thể sử dụng được khoảng 10 từ ngữ; lên 1 tuổi rưỡi có khoảng 30-40 từ. Từ 1 tuổi rưỡi tới 2 tuổi, vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh: khoảng 300 từ; từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi: trên 500 từ. Cuối năm thứ 3, vốn từ có thể đạt tới 1.200-1.500 và trẻ có thể trao đổi được bằng lời nói những điều thông thường trong sinh hoạt.

Đó là khả năng của những trẻ được phát triển trong "môi trường ngôn ngữ" tốt (cha mẹ chăm trò chuyện với trẻ, gia đình đông anh chị em, được gửi vườn trẻ...). Những trẻ ở vùng cao, vùng sâu, ít được tiếp xúc thì ngôn ngữ thường kém phát triển hơn. Những trẻ đẻ non, còi xương, thể tạng yếu đuối, suy dinh dưỡng... cũng thường chậm nói, đi kèm với chậm mọi phát triển về vận động khác (lẫy, bò, đi...).

Với trẻ chậm nói, cần phân biệt 2 khả năng về ngôn ngữ. Nếu trẻ vẫn hiểu được lời nói (chỉ đúng những gì ta hỏi như "tai đâu, mắt đâu..." và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt, những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.

Ngược lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn; việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

Trong quá trình học nói, trẻ cần có sức nghe hoàn hảo để ghi nhận được chính xác các âm thanh của lời nói, có trí tuệ tốt để phân biệt và ghi nhớ mối liên hệ giữa khái niệm và tên gọi của nó. Mặt khác, khả năng phát âm của trẻ còn phụ thuộc vào sự thuần thục dần của hệ thần kinh (lời nói đòi hỏi sự hiệp đồng tinh tế nhiều cơ của bộ máy phát âm và cấu âm), không thể đốt cháy giai đoạn.

Các chỉ số của phát triển ngôn ngữ ở trẻ vào giai đoạn học nói (từ 1 tuổi đến 3 tuổi) phản ánh rất đầy đủ sự phát triển đồng bộ về thể chất và trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức quan tâm theo dõi.

GS Phạm Kim, Sức Khỏe & Đời Sống
Về Đầu Trang Go down
meooo

meooo


Tổng số bài gửi : 55
Join date : 11/07/2011
Age : 40

Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty1/8/2011, 12:39

Chăm sóc trẻ sốt cao

Dù do nguyên nhân gì thì sốt cao cũng gây nhiều tác hại cho cơ thể trẻ, có thể dẫn đến co giật, thậm chí tử vong. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải phát hiện và xử trí đúng, kịp thời khi trẻ sốt.

Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhất là trong mùa hè nóng nực. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virus, say nắng, say nóng.

Trẻ sốt cao trên 39 độ C có thể bị co giật toàn thân, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, dẫn tới hôn mê hoặc tử vong; nếu khỏi thì cũng dễ bị di chứng tổn thương thần kinh (động kinh, giảm trí nhớ). Sốt cao làm mất nước, cô máu, gây rối loạn nước và điện giải. Sốt cao 40-41 độ C có thể gây rối loạn đông máu.

Khi thấy trẻ nóng, cần cặp nhiệt độ, nếu cặp ở nách phải cộng thêm 0,5 độ C. Nhiệt độ 37,5-38,9 độ C là trẻ sốt vừa, trên 38,9 độ C là sốt cao. Phải lấy nhiệt độ ít nhất 3 lần trong ngày và 1 lần vào ban đêm.

Khi phát hiện trẻ sốt, trước hết các bậc cha mẹ phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp làm tăng cường sự thải nhiệt của cơ thể như không ủ, đắp chăn mà chỉ cho trẻ mặc áo lót mỏng; giảm nhiệt trong phòng (nếu quá nóng) bằng cách mở cửa, sử dụng quạt thông gió. Cho trẻ uống nhiều nước, trẻ lớn có thể uống tùy thích. Với trẻ nhỏ chưa biết đòi, phải chủ động cho uống hoặc pha thêm nước vào bình sữa (20-30ml/lần bú) và tăng các bữa bú cho trẻ. Có thể cho uống nước quả như cam, chanh, orezol, không nên cho uống các loại nước giải khát công nghiệp.

Mùa hè, trẻ sốt vẫn cần được tắm rửa bằng nước ấm thấp hơn thân nhiệt 2 độ C trong 10-15 phút để tăng thải nhiệt. Chú ý cho trẻ gội cả đầu. Có thể đắp nước mát vùng trán, bẹn, tránh dùng cồn xoa người trẻ vì cồn có thể gây ngộ độc.

Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần cho dùng các thuốc hạ nhiệt. Loại thuốc hạ nhiệt được Tổ chức Y tế Thế giới khuyên dùng cho trẻ em là paracetamol (biệt dược là efferalgan, babymol...) liều 15 mg/kg/lần, ngày 6 lần. Tổng liều 50-60 mg/kg/ngày. Có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn (nếu trẻ không uống được). Hấp thu qua đường hậu môn chậm hơn, thường dùng trong trường hợp sốt vừa phải, liều thường dùng 7-10 mg/kg/lần, ngày đặt 2-3 lần.

Những trường hợp sốt cao 40-41 độ C, ngoài dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ nhiệt như trên, cần cho trẻ uống thuốc an thần để phòng co giật, có thể dùng gardenal (phenobarbital) 0,5-1 g/kg/lần.

Khi trẻ sốt, tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để phát hiện sớm nguyên nhân sốt và có cách xử trí kịp thời.

TS. Lê Mỵ Dung, Sức Khoẻ & Đời Sống
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Chăm sóc trẻ em Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chăm sóc trẻ em   Chăm sóc trẻ em Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Chăm sóc trẻ em
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Xem ảnh đẹp chấm com
» Châm ngôn hiện đại
» 10 bí quyết chăm sóc sức khỏe tinh thần

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thư giãn nhẹ nhàng :: Tạp chí sức khỏe-
Chuyển đến