Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Từ điển trà đạo (Fla-me)

Go down 
Tác giảThông điệp
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty15/8/2011, 15:31

A, Ă, Â


- Ấm chén men rạn: Loại ấm gốm đặc trưng của Việt Nam, được sản xuất bởi làng nghề gốm sứ Bát Tràng, chuyên dùng để uống trà Việt.

- Ấm không lưu hương: Các loại ấm sành, sứ, gốm, kim loại, thủy tinh... đều là ấm không lưu hương, không có tác dụng lưu lại mùi hương của trà.

- Ấm lưu hương: Các loại ấm đất nung, đặc biệt là ấm tử sa, bên trong có những lỗ nhỏ li ti, có tác dụng lưu lại hương và màu trà qua mỗi lần sử dụng. Sau thời gian dài và dùng nhiều lần, có thể tự tiết ra màu và hương trà đó kể cả khi chỉ đổ nước nóng vào ấm mà thôi.

- Ấm tử sa: Loại ấm đất nung, đỉnh cao trong nghệ thuật nặn ấm Trung Hoa, chuyên dùng để uống trà Tàu.

Các tiêu chí chọn ấm tử sa tốt:

+ Nắp ấm khít với thân ấm, khi dốc thẳng đứng chỉ cần bịt lỗ thông hơi trên nắp ấm là nước không thể chảy ra ngoài được.
+ Miệng vòi, miệng ấm và quai cao bằng nhau, làm thành một đường thẳng hàng
+ Trọng lượng giữa các phần của ấm cân xứng nhau, nếu để trên một bát nước thì ấm vẫn giữ được sự thăng bằng mà không bị nghiêng hay đổ sang bên nào.
+ Dùng nắp ấm gõ nhẹ vào thân ấm thấy phát ra tiếng kêu vui tai, khi thì trong trẻo như tiếng kim loại, khi thì trầm ổn tùy vào loại ấm.
+ Thông thường thành mỏng và mịn hơn các loại ấm khác khá nhiều.
+ Ấm được làm bởi nghệ nhân hay dòng họ nổi tiếng thì luôn có dấu triện đóng ở đáy hoặc thành ấm.

---------
B


- Bạch trà: trà trắng. Một cách phân loại nhóm trà Trung Hoa, phân biệt bởi màu nước trà sau khi pha.

- Băng trà: trà lạnh. Một cách chế biến và sử dụng trà Nhật Bản trong thời kì hiện đại.

- Bánh: bánh ngọt truyền thống dùng kèm khi uống trà. Loại bánh được ưa chuộng trong trà đạo Nhật Bản thường có hình dáng trông như những đoá hoa anh đào đang hé nở giữa tiết Xuân, hoặc có hình lá phong, lá cúc tượng trưng cho mùa Thu… Còn bánh sử dụng trong trà đạo Việt Nam chủ yếu là các món ăn dân gian như: bánh đậu xanh, kẹo lạc, kẹo vừng…

- Bích Loa Xuân: thương hiệu trà xanh nổi tiếng, sản xuất tại vùng Động Đình, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cùng với Long Tỉnh thường được xếp hạng nhất, nhì trong thập đại danh trà Trung Hoa.

---------
C


- Cao sơn trường thủy: chỉ động tác rót nước sôi vào ấm để tráng trà lần thứ nhất (đánh thức trà). Tay cầm siêu nước phải đưa cao lên để rót nước sôi vào ấm, mục đích để gạt bỏ các bụi bẩn ra khỏi ấm trà.

- Chabana: phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo Nhật Bản, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana (Hoa đạo). Cha, nghĩa là "trà" và bana, biến âm của từ hana, có nghĩa là "hoa".

- Chado: chỉ Trà đạo Nhật Bản nói chung, giống như Kungfu Tea tức là Trà pháp Trung Quốc.

- Chakin (Trà đạo Nhật Bản): khăn lau, làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà.

- Chanoyu: Lễ thức dùng trà, một cách gọi khác về Trà đạo Nhật Bản

- Chasaku (Trà đạo Nhật Bản): thìa xúc trà, làm bằng tre, dùng để múc trà ra chawan.

- Chasen (Trà đạo Nhật Bản): chổi quấy, làm bằng tre, dùng để quấy matcha trong chawan.

- Chawan (Trà đạo Nhật Bản): bát dùng để uống trà

---------
D, Đ


- Du sơn lâm thủy: chỉ động tác đưa chén trà qua lại 2 bên trái phải để nhìn và ngửi mùi hương trà.

- Đại bao trà: loại trà được bọc trong túi giấy như trà Lipton. Một cách chế biến và sử dụng trà Nhật Bản trong thời kì hiện đại.

- Độc ẩm: Uống trà chỉ có 1 người. Thường dùng khi cần suy tư, chiêm nghiệm những cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân.


Được sửa bởi Fla-me ngày 15/8/2011, 21:56; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty15/8/2011, 15:32

E, Ê


---------
F


- Furo (Trà đạo Nhật Bản): Lò nhỏ, dùng để bắc ấm hoặc nồi đun nước lên. Lò có thể xách tay được và đặt dưới sàn nhà trong trà thất.

- Futaoki (Trà đạo Nhật Bản): là dụng cụ kê nắp kama khi mở.



---------
G



---------
H


- Hạ sơn nhập thủy: chỉ động tác rót nước sôi vào ấm để trà ngấm, và bắt đầu dùng được. Khi rót đưa siêu nước chuyển động lên xuống nhiều lần, mục đích để đảo trà, lá trà được thấm ướt đều nhau.

- Hàn Tín điểm quân: kiểu rót trà mà đưa ấm chuyển động lên xuống theo chiều dọc, rót rứt nhịp vào từng chén một.

- Hiên trà: Sân hè, hoặc mái đình - nơi uống trà kết hợp với thiên nhiên, ngoạn cảnh.

- Higashi (Trà đạo Nhật Bản): kẹo khô, dùng để tráng miệng sau buổi trà chính.

- Hiire (Trà đạo Nhật Bản): chỗ chứa lửa, tách bằng sứ có một mẩu than đang cháy đặt trên một lớp tro;

- Haifuki (Trà đạo Nhật Bản): ống thổi, đoạn tre non có đựng nước để làm tắt tro;

[b]- Hoa trà:
Loại hoa được làm bởi những lá trà khô bó lại, khi thả vào nước nóng thì nở tung ra thành hình bông hoa.

- Honcha (Trà đạo Nhật Bản): Trà chính gốc, trà thiệt - chỉ loại trà được trồng từ những hạt giống mà sư Eisai mang từ Trung Quốc về.

- Hoàng trà: trà vàng. Một cách phân loại nhóm trà Trung Hoa, phân biệt bởi màu nước trà sau khi pha.

- Hồng trà: trà đỏ hoặc trà đen. Một cách phân loại nhóm trà Trung Hoa, phân biệt bởi màu nước trà sau khi pha. Trà Ô Long hay trà Thiết Quan Âm đôi khi cũng được coi là loại hồng trà. Trà đen thì có thể kể đến: trà Phổ Nhĩ hoặc trà Đại Hồng Bào…

- Hương liệu trà: trà ướp tẩm hương. Một cách chế biến và sử dụng trà Nhật Bản trong thời kì hiện đại.
Về Đầu Trang Go down
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty15/8/2011, 15:34

I, J


- Ichibancha: Trà nhất, trà hái vào cuối tháng 5. Cách gọi chỉ thời gian hái trà trong trà đạo Nhật Bản.


---------
K


- Kakejiku (Trà đạo Nhật Bản): chỉ bức tranh treo tường, bức thư pháp hoặc thư họa. Kakejiku treo trang trọng ở Tokonoma

- Kakoi (Trà đạo Nhật Bản): Không gian trà đạo trong phòng khách, được ngăn cách bởi tấm bình phong

- Kama (Trà đạo Nhật Bản): nồi đun nước;

- Kensui (Trà đạo Nhật Bản): là dụng cụ đựng nước bẩn, làm bằng tre, gốm…

- Kiseru (Trà đạo Nhật Bản): ống, được đặt trong Tabakobon

- Kissa Yojoki: Khiết trà dưỡng sinh ký, quyển sách đầu tiên về trà đạo do nhà sư Eisai - người có công khởi xướng và phổ biến cách trồng trà, uống trà do người dân Nhật Bản.

- Kocha (Trà đạo Nhật Bản): Trà đỏ, cách gọi chỉ màu sắc, đặc tính của trà.


---------
L


- Long tỉnh: thương hiệu trà nổi tiếng, sản xuất tại vùng Tây Hồ, tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc. Thuộc dòng trà xanh, lá trà được ép dẹt, uống có vị thanh mát đặc trưng.

- Lục trà, thanh trà: trà xanh. Một cách phân loại nhóm trà Trung Hoa, phân biệt bởi màu nước trà sau khi pha. Đại diện có thể kể đến là: trà Long Tỉnh, trà Quân sơn ngân châm…

- Lư trầm: Được đặt ở góc phòng hay dưới bức tranh hoặc giữa phòng.


---------
M


- Machiai (Trà đạo Nhật Bản): Hàng hiên nơi tân khách chờ trước khi vào phòng trà.

- Matcha: Trà bột, loại trà chủ yếu dùng trong trà đạo Nhật Bản

- Mitsuya (Trà đạo Nhật Bản): Gian chuẩn bị, lau chùi dụng cụ
Về Đầu Trang Go down
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty15/8/2011, 15:35

N


- Natsume (Trà đạo Nhật Bản): hộp đựng trà

- Ngọc diệp hồi cung: chỉ động tác bỏ lá trà vào ấm để chuẩn bị pha trà.

- Nhất Raku, nhì Hazi, ba Karatsu: 3 dòng họ làm bát trà nổi tiếng nhất Nhật Bản.

- Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh: câu thành ngữ nói về các yếu tố quan trọng để có 1 buổi tiệc trà ngon, hay, lí thú (quan trọng nhất là nước, thứ 2 là trà, thứ 3, 4 là chén, ấm và thứ 5 là các bạn hữu cùng uống trà).

- Nhất tống tứ quân: một bộ ấm trà kiểu xưa của Việt Nam, gồm có 1 chén tống và 4 chén con.

- Nibancha: Trà nhì, trà hái vào cuối tháng 6 - cách gọi chỉ thời gian hái trà trong trà đạo Nhật Bản.


---------
O, Ô, Ơ


- Ocha (Trà đạo Nhật Bản): Trà xanh, cách gọi chỉ màu sắc, đặc tính của trà.

- Oo Long: tên trà Ô Long xuất sứ từ Đài Loan

- Ô Long trà: Một cách phân loại nhóm trà Trung Hoa, phân biệt bởi màu nước trà sau khi pha. Đây cũng là loại trà phổ biến và được ưa chuộng bậc nhất khi nói về trà Tàu. Đại diện có thể kể đến như: trà Ô Long, trà Ô Long nhân sâm, trà Thiết Quan Âm… Trà Ô Long có đặc trưng lên men bán phần, khi rót ra nước có màu vàng đỏ, vị đậm hơn so với các loại hồng trà khác.


---------
P


- Phổ Nhĩ: thuộc dòng trà đen, trà ép thành bánh. Thường có hình tròn hoặc dạng đồng xu. Sản xuất tại vùng Vân Nam, Trung Quốc. Trà đen cũng là loại trà được ưa chuộng tại châu Âu và các khu vực hàn đới như Mông Cổ, Tây Tạng… Khi uống thường kèm với sữa hoặc đường.


---------
Q, Qu


- Quan Công tuần thành: kiểu rót trà mà các chén kê sát miệng vào nhau, cầm ấm quay vòng rót từ chén đầu đến chén cuối và ngược lại.

- Quần ẩm: Uống trà nhiều người. Thường dùng trong các buổi tiệc trà mừng xuân, ngày lễ hoặc dịp hội họp đặc biệt nào đó.
Về Đầu Trang Go down
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty15/8/2011, 15:36

R


- Roji (Trà đạo Nhật Bản): Lối đi trong vườn nối liền hiên chờ với phòng chính


---------
S


- Sanbancha: Trà ba, trà hái vào cuối tháng 7 - cách gọi chỉ thời gian hái trà trong trà đạo Nhật Bản.

- Shaku (Trà đạo Nhật Bản): gáo múc nước, dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi.

- Song ẩm: Uống trà có 2 người, đôi khi còn gọi là “Đối ẩm”

- Sơn thủy thượng, giang thủy trung, tĩnh thủy hạ: câu thành ngữ nói về mức độ ưu tiên của loại nước dùng pha trà - ngon nhất là nước suối, rồi đền nước sông, cuối cùng là nước giếng.

- Sukiya (Trà đạo Nhật Bản): Trà thất, nơi thưởng thức trà đạo


---------
T, Tr


- Tách trà nhỏ: (Trà đạo Nhật Bản) Thường có hình trụ dài, dùng để thưởng thức loại trà lá.

- Tabakobon (Trà đạo Nhật Bản): khay thuốc lá. Khay được mời sau buổi trà chính như một dấu hiệu để thư giãn.

- Taburi (Trà đạo Nhật Bản): đồ hơ tay, được dùng sau buổi trà chính.

- Tam, tứ ẩm: Uống trà có 3, 4 người. Nhiều hơn thì gọi là “Quần ẩm”.

- Tam long giá ngọc: chỉ động tác dùng 3 ngón tay cái, trỏ và giữa đỡ chén trà đưa lên miệng uống.

- Tetsubin (Trà đạo Nhật Bản): ấm đun nước.

- Thiết Quan Âm: Tên một thương hiệu trà nổi tiếng, sản xuất tại vùng An Khê, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thuộc loại Ô Long trà hoặc Hồng trà.

- Thứ nhất Thế Đức gan gà / Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần: Tên của 3 thương hiệu ấm Tử Sa nổi tiếng có từ thời xa xưa. Đó có thể là tên của 1 nghệ nhân, hoặc 1 nhóm nghệ nhân theo kiểu dòng họ chuyên nặn ấm gia truyền.

- Tốc dục trà: trà pha nhanh, chỉ cần bỏ trà vào nước sôi là uống được ngay. Một cách chế biến và sử dụng trà Nhật Bản trong thời kì hiện đại.

- Tokonoma: là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là 1 phần rất quan trọng trong không gian Trà thất Nhật Bản.

- Trà Bancha (Trà đạo Nhật Bản): Trà thứ cấp - cách gọi chỉ phẩm chất của trà.

- Trà cụ: Những dụng cụ dùng trong Trà đạo. Đầy đủ nhất thì bao gồm tất cả từ ấm, chén, khay, đĩa cho đến những phụ kiện, vật trang trí, đồ chơi khác trong trà đạo.

Nghĩa giản đơn và thông dụng nhất thì dùng để chỉ bộ đồ gồm: Muỗng xúc trà, Kẹp để gắp, Que thông vòi ấm, Thìa gạt bã trà và Phễu kê miệng ấm, tất cả để chung trong một lọ đựng gọn gàng. Những thứ này làm bằng tre, trúc, gỗ - những vật liệu thuộc về Mộc, có thể sơn vecni bên ngoài để chống mối mọt, bong tróc...

- Trà đạo: Tính "đạo" trong Trà. Trước đây vốn chỉ dùng để nói về trường phái trà của Nhật Bản, nơi mà những môn nghệ thuật đều được nâng lên với triết lý, thiền đặc trưng của người Nhật. Hiện nay dùng để chỉ tổng quát về văn hóa trà nói chung.

- Trà Gyokuro (Trà đạo Nhật Bản): Trà cao cấp

- Trà hương: Trà mạn được ướp hương của những loại hoa như sen, sói, ngâu, nhài, cúc...

- Trà hữu: Bạn uống trà. Người ta vẫn nói: "Tìm bạn rượu thì dễ, tìm bạn trà mới khó". Bởi lẽ người uống trà phải đồng điệu về tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ, kiến thức... mới thực thấy hết cái thú trong Trà đạo.

- Trà mạn: Loại trà đã được sao chế, sấy khô, dùng phổ biến nhất hiện nay.

- Trà ngũ hương: Kiểu thưởng trà đặc biệt của Việt Nam - gồm 5 người, mỗi người dùng 1 chén, trong chén quyện mùi hương của 5 loại hoa khác nhau: sen, ngâu, nhài, cúc, sói. Loại khay và chén dùng cho tiệc trà này cũng được thiết kế riêng, phù hợp với cách thưởng trà.

- Trà nhân: Những người thưởng trà nói chung.

- Trà nô: Người phục vụ trà, bao gồm các thao tác pha trà mời khách và dọn dẹp khi kết thúc buổi tiệc trà. Trà nô rất quan trọng vì chính những thao tác, cách thức này đã làm nên nghệ thuật tác động tới thị giác (động tác đẹp), vị giác (nước trà ngon), khứu giác (hương trà quyện)... đem lại cảm xúc dễ chịu, mê say của người thưởng trà.

Trong nghĩa rộng hơn, Trà nô dùng để chỉ những người nỗ lực phổ biến, cổ súy nền văn hóa trà, giới thiệu đến công chúng và hoàn thiện Trà đạo.

- Trà Sencha (Trà đạo Nhật Bản): Trà trung cấp

- Trà Shan Tuyết: Đọc chệch của từ Sơn tuyết - loại trà hái từ những cây cổ thụ mọc trên các vùng núi cao, quanh năm phủ mây tuyết trắng.

- Trà sư: Những chuyên gia, bậc thầy về Trà đạo. Đó có thể là nhà nghiên cứu, người viết sách, nghệ nhân trồng và sao chế trà, trà nô ở cấp độ cao, người đứng đầu dòng họ, môn phái trà...

Trong một nghĩa khác, dùng để chỉ người uống trà là các nhà sư theo đạo Phật.

- Trà tam, tửu tứ: Câu thành ngữ mang ý nghĩa rằng: "Uống trà hay nhất là với 3 người, uống rượu ngon nhất là với 4 người". Từ đó mỗi buổi tiệc trà và các thứ trà cụ (chén, đĩa...) thường lấy bội số của 3 (3, 6, 9...)

- Trà thất: Phòng uống trà. Không gian thưởng trà chính trong Trà đạo.

- Trà viên: Khu vườn hoặc 1 góc vườn dùng để uống trà.

- Trà xanh: Lá trà tươi, chỉ phơi khô, không qua sao chế, tẩm ướp gì cả nên còn giữ được hương vị tự nhiên, đầy đủ nhất.

- Trung dược trà: trà được trộn với thuốc Bắc. Một cách chế biến và sử dụng trà Nhật Bản trong thời kì hiện đại.


---------
U


- Usucha (Trà đạo Nhật Bản): Trà nhạt, cũng là trà bột nhưng chất lượng kém hơn, dùng sau bữa trà chính, trước khi kết thúc buổi tiệc trà.
Về Đầu Trang Go down
Fla-me

Fla-me


Tổng số bài gửi : 94
Join date : 14/06/2011
Age : 39
Đến từ : Hà Nội

Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty15/8/2011, 15:37

V



---------
W



---------
X



---------
Y



---------
Z


- Zabuton (Trà đạo Nhật Bản): gối, được dùng để thư giãn sau buổi trà chính.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ điển trà đạo (Fla-me)   Từ điển trà đạo (Fla-me) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Từ điển trà đạo (Fla-me)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thư giãn nhẹ nhàng :: Quán trà đạo-
Chuyển đến